Tượng Bồ Tát Văn Thù

Mã Sản Phẩm
TG-482
Hết hàng
Liên hệ để đặt xưởng sản xuất

Gọi điện: 03957 32017
Hoặc để lại thông tin: Tại Đây

3.500.000 ₫

Phổ Hiền và Văn Thù là hai đại Bồ tát được nói đến nhiều trong kinh Hoa Nghiêm. Nếu như Quán Thế Âm và Đại Thế Chí là hai bậc Đại Bi, Đại Dũng thì Phổ Hiền là Đại Hạnh và Văn Thù là Đại Trí.

Kích cỡ:
Cao 40 cm | Rộng 30 cm | Sâu 18 cm
Chất Liệu:
Hương Đá

Phổ Hiền và Văn Thù là hai đại Bồ tát được nói đến nhiều trong kinh Hoa Nghiêm. Nếu như Quán Thế Âm và Đại Thế Chí là hai bậc Đại Bi, Đại Dũng thì Phổ Hiền là Đại Hạnh và Văn Thù là Đại Trí.

Ngài Phổ Hiền tượng trưng cho CHÂN LÝ, còn Văn thù tượng trưng cho CHÂN TRÍ, lý trí dung thông. Phổ Hiền tượng trưng cho tam muội, còn Văn Thù tượng trưng cho Bát Nhã. Phổ Hiền tượng trưng cho hạnh, còn Văn Thù tượng trưng cho giải. Phổ Hiền tượng trưng cho từ bi, còn Văn Thù tượng trưng cho trí tuệ. Do đó dùng chân trí thâm đạt chân lý hoặc dùng Bi, Trí viên mãn cho nên hai Ngài thường có mặt bên phải và bên trái đức Thích Ca Mâu Ni

Phổ Hiền Bồ Tát

Phổ Hiền Bồ tát dịch âm là Tam mạn đà bạt đà la hoặc Tam mạn đà bạt đà. Phổ là biến khắp. Hiền là Đẳng giác Bồ tát. Phổ Hiền là vị Bồ tát Đẳng giác có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới, tùy mong cầu của chúng sinh mà hiện thân hóa độ. Ngài là một trong những vị Bồ tát quan trọng trong giáo Đại 

Thấy Phổ Hiền Bồ tát là thấy chân lý, do đó chúng ta phải tránh xa mọi ảo vọng để trở về với chân lý. Gạt bỏ mọi vô minh, đừng lấy chân làm giả mà hãy dùng trí tuệ mà nhìn thẳng vào chân lý để được giác ngộ. Chúng ta phải noi theo mười hạnh nguyện lớn của Ngài để diệt tan mọi ích kỷ hẹp hòi.

Văn Thù Sư Lợi Bồ tát

Văn Thù Sư Lợi dịch âm là Mạn thù thất lỵ, thường được gọi tắt là Văn Thù, dịch là Diệu Đức, Diệu Cát Tường, cũng có lúc được gọi là Diệu Âm. Diệu Đức được hiểu là mọi đức đều tròn đầy. Văn Thù là vị Bồ tát tượng trưng cho kinh nghiệm giác ngộ, đạt được bằng phương tiện tri thức.

Là vị Bồ tát tiêu biểu cho trí tuệ, Văn Thù Sư Lợi Bồ tát thường được miêu tả với dáng dấp trẻ trung ngồi kiết già trên một chiếc bồ đoàn bằng hoa sen. Biểu tượng đặc thù của Ngài là trên tay phải, dương cao lên khỏi đầu, là một lưỡi gươm đang bốc lửa.

Chúng ta thờ tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ tát là để hướng về trí tuệ sẵn có của chúng ta. Vô minh, ái dục đã đưa chúng ta lặn hụp trong vòng sinh tử luân hồi, chịu chồng muôn nỗi khổ đau. Chúng ta hãy thức tỉnh để quay về với trí tuệ sẵn có của mình và dùng thanh gươm trí tuệ chặt đứt lưới tham ái để vượt ra khỏi bể khổ thâm sâu.

Thêm thông tin
Loại GỗHương Đá
Chiều Cao40
Chiều Rộng30
Chiều Sâu18
Vị tríBàn Thờ
Viết nhận xét của riêng bạn
Bạn đang đánh giá:Tượng Bồ Tát Văn Thù
Xếp hạng của bạn

Không có bài viết liên quan

Gỗ Hương Đá Nam Phi

Nhắc đến gỗ hương mọi người thường nghĩ rằng chúng chỉ có một loại duy nhất và có cách nhận diện qua mùi thơm của gỗ tiết ra. Đó chính là lý do mà họ thường ngộ nhận gỗ hương chỉ là một loại gỗ.

Trên thị trường gỗ Việt Nam hiện nay, gỗ Hương phổ biến nhất là gỗ Hương Đỏ Nam Phi, thứ 2 là gỗ Hương Đá Nam Phi. Đó là những loại gỗ được nhập khẩu chính ngạch từ châu phi nơi có nguồn cung ứng cực kì dồi dào cho thị trường Việt Nam.

Gỗ hương Là cây thuộc họ đậu, hương đá cũng sinh trường và tăng trưởng trong môi trường khắc nhiệt, nắng nóng. Với số lượng không nhiều, gỗ hương đá được coi vào loại gỗ quý hiếm, có giá trị kinh tế cao.

Cây gỗ hương đá cao lớn, mọc ở nơi đất đỏ bazan. Chúng có đường kính tầm trên dưới 100cm, cây cao, tán lá rộng. Các cây mọc ở rừng sâu cũng có thể có đường kính lên tới 150cm, các cây gỗ hương đá tương tự rất hiếm hoặc và được quản lý nghiêm ngặt.

Đặc điểm của cây gỗ Hương Đá

Thân cây gỗ Hương Đá thằng, không có nhánh hay cành sát gốc, vỏ cây mà nâu và bong tróc vảy. Cây càng có tuổi đời lớn những mảng nứt dọc, bong vảy càng to và để lộ ra lớp thịt gỗ tuyệt đẹp bên trong.

Thịt gỗ hương đá lớp ngoài có màu vàng cam nhạt, chiếm một phần tư bán kính thân gỗ. Phần lõi phía trong có màu nâu tối hơn bên ngoài một chút. Gỗ tươi lúc cưa nhỏ còn nhìn được cả nhựa cây có màu hơi đỏ, nhìn rất đẹp. Nhưng lúc chạm vào thanh gỗ lại cảm nhận được chúng rất khô và chắc.

Lớp thịt bên trong mịn láng tới lạ kỳ và tỏa ra mùi thơm đặc trưng mà chỉ mẫu gỗ hương mới có. Hương thơm của gỗ không ngai ngái mùi nhựa như các cây lấy gỗ khác mà mùi tương đối dễ chịu, thoang thoảng.