Hai Vị Hộ Pháp - Vi Đà Tôn Thiên Và Quan Công Cao 70
Cặp tượng Già Lam hộ pháp gồm 2 vị hộ pháp là Vi Đà Tôn Thiên hộ pháp và Quan Công gồm Hình tượng Vi Đà Tôn Thiên Hộ Pháp và Hình tượng Quan Công - Già Lam Hộ Pháp
Cặp tượng Già Lam hộ pháp gồm 2 vị hộ pháp là Vi Đà Tôn Thiên hộ pháp và Quan Công
Hình tượng Vi Đà Tôn Thiên Hộ Pháp
Trong hàng ngũ những vị thiên thần Hộ pháp thì Vi Đà nổi danh bởi tài năng chạy nhanh như bay. Tương truyền sau khi Thích Ca Mâu Ni Phật nhập diệt, chư Thiên thần và chúng Vương bàn về việc hỏa thiêu di thể, nhặt Xá lợi thờ trong tháp. Lúc này Đế Thích Thiên cầm bình thất bảo đến chỗ thiêu để lấy Xá lợi vì trước kia Ngài đã được Đức Phật chấp thuận cho một chiếc răng đem về để dựng tháp thờ. Nhưng khi ấy có quỷ La Sát nấp bên người Đế Thích Thiên, thừa lúc Ngài không chú ý bèn trộm răng Phật. Vi Đà Tôn Thiên trông thấy bèn đuổi theo, nhanh như tia chớp, trong nháy mắt đã bắt được quỷ La Sát tống vào ngục, trả lại răng Phật cho Đế Thích Thiên, được chư Thiên khen ngợi. Từ đó về sau, Vi Đà được cho là có thể xua đuổi tà ma, bảo hộ Phật pháp, gánh vác trọng trách bảo vệ linh tháp của Phật Tổ. Kể từ đó hình tượng Vi Đà được song hành cùng linh tháp chứa Xá lợi, mang ý nghĩa bảo vệ an toàn cho Đức Phật.
Hình tượng Quan Công - Già Lam Hộ Pháp
Quan Công còn có chức năng là thủ hộ thần của giới doanh thương. Trong dân gian lưu truyền
- Quan Vũ là người khởi sáng cách làm sổ sách “Nguyên, Thu, Xuất, Tồn” theo truyện kể: Sau khi ông bị bắt và được Tào Tháo dùng lễ đãi ngộ, Tào Tháo thường tặng ông vàng bạc tài bảo. Đến khi nhận được tin tức của Lưu Bị, ông bèn đem số tài bảo Tào Tháo tặng, luôn cả sổ “Nguyên, Thu, Xuất, Tồn” trao trả lại cho Tào Tháo, với số mục rõ ràng không sai lạc mảy may.
- Ông từng làm việc nơi binh trạm, ghi chép sổ sách rất cẩn thận. Ông bày ra sổ cân đối hàng ngày (nhựt thanh bạ).
- Khi phò Lưu Bị dựng nghiệp lớn, ông thường sử dụng cây "“"Thanh Long yểm nguyệt" đao.
- Trong làm ăn, buôn bán... cần phải có tín nghĩa, trong khi ông là người rất mực tín nghĩa nên cũng trở thành một biểu tượng trong giới doanh thương.
Từ một số truyện tích trên, Quan Vũ được tôn là “Thủ hộ Thần Thương nghiệp”.
Quan Vũ là một vị thần có sắc phong của vua chúa nhiều nhất. Qua các triều đại phong kiến Trung Hoa, các vua chúa đều rất sùng kính Quan Công, gia phong cho ông đủ tước hiệu như: “Trung Huệ Công”, “Nghĩa Dũng”, “Tráng Mâu Nghĩa Dũng Võ An Vương”, “Anh Tế Vương”, “Trung Nghĩa Chi Thần”, “Hiển Linh Anh Dũng Võ An Anh Tề Vương”, “Hán Tiền Tướng Quân Thọ Đình Hầu”, “Nghĩa Dũng Võ An Vương”, “Tam Giới Phục Ma Đại Đế, Thần Oai Chấn Viễn Thiên Tôn, Quan Thánh Đế Quân”, “Trung Nghĩa Thần Võ Quan Thánh Đại Đế”, “Hiệp Thiên Phục Ma Đại Đế” .v.v...
Tất cả những hiệu phong nói trên đã vượt ngoài phạm vi sùng bái các danh tướng công thần từ trước đến nay của vua chúa phong kiến, càng tăng cường sự sùng kính đối với vị thần này trong dân gian.
Tóm lại, yếu tố lược kể trên cho chúng ta thấy, những đức tính Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín của ông đã in sâu vào tâm tưởng mọi người, nên sự tôn thờ kính ngưỡng của cả một đại chúng như vậy không thể nói là mê tín được. Trong xã hội ngày nay, những đức tính này thực sự rất cần thiết, do đó chúng tôi kỳ vọng các Ban tế tự quản lý những nơi có thờ tự Quan Đế, cũng cần giải thích cho giới hành hương hiểu biếu về nghĩa hạnh của vị thần mà mình kính ngưỡng.
Loại Gỗ | Hương Đá |
---|---|
Chiều Cao | 70 |
Chiều Rộng | 27 |
Chiều Sâu | 20 |