Tượng Phật Di Lặc Gánh Đào Ngũ Phúc - Gỗ Ngọc Am Cao 118cm Cả Kỷ

Mã Sản Phẩm
TG-1597
Còn Hàng
Chỉ còn 1
11.900.000 ₫

Theo kinh điển Phật giáo, Phật Di Lặc là vị Bồ tát sẽ kế thừa Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, sẽ xuất hiện trên Trái Đất vào thời kỳ mạt Pháp, giảng dạy Phật Pháp, hướng dẫn tất cả chúng sang tu hành chánh Pháp và cùng chứng ngộ thành Phật. Niềm hoan hỉ lớn nhất của vị Bồ Tát này là hóa giải những nỗi khỗ triền miên của chúng sanh & mang lại niềm hạnh phúc an lạc đến thế gian.

Di Lặc Gánh Đào Ngũ Phúc được khắc họa chân thực với hình ảnh Phật Di Lặc đứng trên núi tiền, trên vai vác cành đào trĩu quả và 5 chú tiểu vui đùa xung quanh tượng trưng cho Phúc - Lộc - Thọ - Khang - Ninh (Biểu tượng cho 5 loại phước báu mà con người đều mong muốn sở hữu). Bức tượng được trạm khắc tuyệt đẹp trên nền gỗ Ngọc Am thơm ngát - Một loại gỗ được mệnh danh là ngọc của núi rừng. Điểm nổi bật của tác phẩm Di Lặc Ngũ Phúc được toát lên rõ nét từ khuôn mặt phúc hậu, nụ cười viên mãn của Phật Di Lặc, nét hồn nhiên của 5 chú tiểu và sự sum suê hoa quả của cành đào. Tất cả tỏa ra một niềm an lạc ngập tràn.

Việc trưng bày tượng Di Lặc Gánh Đào Ngũ Phúc Gỗ Ngọc Am giúp gia chủ thu hút năng lượng tích cực, vượng khí để xua tan những muộn phiền trong cuộc sống. Hình cảnh cành đào có đủ hoa, lá, quả và những đồng tiền vàng còn mang ý nghĩa phong thủy về tài lộc, may mắn và sức khỏe dồi dào. 

Kích cỡ:
Cao 103 cm | Rộng 45 cm | Sâu 18 cm
Chất Liệu:
Ngọc Am
Thêm thông tin
Loại GỗNgọc Am
Chiều Cao103
Chiều Rộng45
Chiều Sâu18
Vị tríPhòng Khách, Cửa Hàng, Kệ Tủ
Viết nhận xét của riêng bạn
Bạn đang đánh giá:Tượng Phật Di Lặc Gánh Đào Ngũ Phúc - Gỗ Ngọc Am Cao 118cm Cả Kỷ
Xếp hạng của bạn

Không có bài viết liên quan

Gỗ Ngọc Am

Ngọc Am là loài cây thân gỗ có mùi rất thơm, lá hình kim được xếp vào họ Hoàng đàn, bộ Thông. Ngọc am có gọi tên La tinh là Cupressus funebris, nhưng dân gian quen gọi là cây Ngọc Am, Hoàng đàn rủ, và hiện nay tại Việt Nam được tìm thấy ở núi Hoàng Su Phì thuộc tỉnh Hà Giang. Người Trung Quốc gọi nó là San mộc, còn người dân Tày, Nùng ở vùng cao phía đông bắc nước ta gọi là Máy vạc.

Gỗ Ngọc am có hai loại: vàng và đỏ. Trong đó thì Ngọc am đỏ có mùi thơm hơn cả. Ngọc am có đặc tính là càng già càng thơm, phần gốc thơm hơn phần ngọn, vùi càng lâu dưới đất càng thơm. Gỗ Ngọc Am dùng để đuổi tà khí, đem lại sự thịnh vượng. Một công dụng khác khiến Ngọc am được các đại gia ráo riết săn tìm, đó là nó một biểu tượng tâm linh. Các tượng gỗ, tượng thế, tràng hạt, gối đầu… được làm bằng gỗ Ngọc am có tác dụng đuổi tà khí, đón rước thịnh vượng về nhà.

Nhiều người còn cho rằng, gỗ ngọc am có tác dụng chữa bệnh, tắm bằng bồn gỗ ngọc am giúp cơ thể thải độc tố, lưu thông khí huyết, ngăn ngừa rôm sảy, giúp tinh thần tỉnh táo… Thậm chí, ngọc am còn được dùng để diệt diệt côn trùng bởi mùi hương rất kỵ côn trùng, khiến ruồi muỗi bay xa. Không chỉ đóng vai trò quan trọng về dược tính, gỗ Ngọc Am còn là biểu tượng của văn hóa, tâm linh con người. Thường thấy các tượng gỗ như tượng thế, tràng hạt gôi đầu… được làm bằng gỗ Ngọc Am

Hiện nay, gỗ Ngọc Am được xếp vào loại gỗ quý nằm trong danh sách đỏ và gỗ Ngọc Anh bị nghiêm cấm khai thác. Chính vì vậy, người dân chủ yếu khai thác từ các phần còn sót lại của cây như rễ ở tận sâu trong rừng. Đây được xem là loại gỗ quý từ dược liệu, dược phẩm đến biểu tượng văn hóa của con người.

Ngọc Am loài gỗ dùng cho các bậc đế vương.
Dân chơi đồ gỗ vẫn thường rỉ tai những câu chuyện nhuốm màu huyền tích về thứ gỗ được mệnh danh “ngọc của rừng”. Ấy là thời xưa, đây là loại gỗ thường chỉ được dùng trong cung cấm của các bậc đế vương và thành phần quan lại, hay thường dân dù có tiền cũng khó lòng sở hữu được.

Ngày xưa Gỗ Ngọc Am thường được đẽo gọt thành những đồ vật như bồn tắm, giường, ghế, ốp vào tường, thùng xách nước… trong cung vua. Tinh dầu ngọc am dùng để nhỏ vài giọt vào nước tắm là một trong những cách xức nước hoa của các cung tần mỹ nữ trong cung. Hương ngọc am quyện với da thịt trắng trẻo của người con gái như một thứ “bùa mê” khiến các bậc đế vương say sưa, ngây ngất.

Gỗ Ngọc Am được người trung quốc cực kỳ ưa chuộng, cho nên thương lái đã tận thu gần như không còn. Ngày nay gỗ Ngọc Am càng trở nên khan hiếm, giá trị kinh tế ngày càng tăng lên, chính vì sự khan hiếm đó đã khiến nhiều người hành nghề đào và tìm gốc rễ còn sót lại dẫn đến gỗ Ngọc Am có giá ngày càng cao hơn. Theo qua thời gian gỗ Ngọc Am ngày càng trở lên quý hiếm và trở thành thú chơi tao nhã của các đại gia, một số người sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền rất lớn để mua bộ bàn ghế hay những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc để chơi trong nhà.