Tượng Quán Âm Tự Tại Gỗ Hương
Quan Âm Tự Tại hay Quán Tự Tại Bồ Tát là một danh xưng khác của Quán Thế Âm Bồ Tát. Đối với danh hiệu Quán Tự Tại Bồ Tát thì “tự tại” là biểu thị cho trí tuệ, chính là nói Bồ Tát có trí tuệ viên mãn như chư Phật, cho nên Ngài đạt được sự tự tại trong tất cả pháp.
Khi nhìn vào tượng Quán âm tự tại, ai ai cũng có thể cảm nhận được sự ung dung, tự do tự tại và hết sức nhẹ nhàng của Ngài. Nhìn vào đó, người tu hành cũng cảm ngộ được sự tự tại khi tu hành theo hạnh nguyện của Bồ Tát.
Quan Âm Tự Tại hay Quán Tự Tại Bồ Tát là một danh xưng khác của Quán Thế Âm Bồ Tát. Đối với danh hiệu Quán Tự Tại Bồ Tát thì “tự tại” là biểu thị cho trí tuệ, chính là nói Bồ Tát có trí tuệ viên mãn như chư Phật, cho nên Ngài đạt được sự tự tại trong tất cả pháp.
Danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát là đại diện cho Bồ Tát đại từ đại bi, tầm thanh cứu khổ cứu nạn. Cả hai danh hiệu này đều là đại biểu cho sự tự độ và độ tha của Bồ Tát, Bồ Tát tự mình tu hành, đó gọi là tự tại, Bồ Tát khi đi giáo hoá chúng sanh, đó là từ bi.Cho nên khi chúng ta hiểu rồi thì thấy ứng hoá thân của Quán Thế Âm Bồ Tát ở khắp mọi thời mọi chỗ, đều là biểu pháp cho chúng ta học tập.
Tượng Quán Âm Tự Tại Bồ Tát
Tượng Phật, Bồ tát bao giờ cũng tạc theo hình tướng biểu diễn của các Ngài. Do vậy, khác với hình tượng Phật Bà Quan Âm (tượng Mẹ Quan Âm) thông thường của Quán Thế Âm Bồ Tát mà chúng ta biết, hình tượng Quán Tự Tại Bồ Tát là thể hiện được tâm thế tự tại lúc tu hành của Bồ Tát. Sự tự tại này thể hiện qua khuôn mặt, quan dáng ngồi, dáng đứng, các cảnh vật xung quanh.
Khi nhìn vào tượng Quán âm tự tại, ai ai cũng có thể cảm nhận được sự ung dung, tự do tự tại và hết sức nhẹ nhàng của Ngài. Nhìn vào đó, người tu hành cũng cảm ngộ được sự tự tại khi tu hành theo hạnh nguyện của Bồ Tát.
Khi chúng ta thờ tượng Quán Âm Tự Tại, chính là chúng ta mang đến một biểu pháp vô cùng tốt đối với người chiêm bái tượng của Ngài, cũng như luôn nhắc nhở chúng ta tu hành. Khi chiêm bái tượng của Ngài, chúng ta phải luôn tự phản tỉnh trong cuộc sống phải tu hành như thế nào? Là phải luôn luôn quán sát, luôn luôn soi vào chính mình, như trong Bát Nhã Tâm Kinh nói “chiếu kiến ngũ uẩn giai không”, chính là trong cuộc sống hàng ngày, việc đầu tiên mà một người tu hành cần làm là không nhìn lỗi thế gian, không chấp trước lỗi thế gian, mà là tự soi chiếu vào bản thân mình, xem lỗi mình ở đâu và sửa đổi. Lâu dần sẽ đạt được trình độ “ngũ uẩn giai không” – khi đó, thực sự cuộc sống sẽ có được sự tự tại, như Kinh nói “độ nhất thiết khổ ách”.
Loại Gỗ | Hương Đá |
---|---|
Chiều Cao | 60 |
Chiều Rộng | 33 |
Chiều Sâu | 31 |
Vị trí | Phòng Khách, Kệ Tủ, Bàn Làm Việc |